Treedoo: Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Thời Khóa Biểu và Điểm Số trên Odoo 16.0

Timetable and Grading Management in Odoo 16.0

Đinh Văn Thanh

Giới thiệu

Trong thời đại Công nghệ 4.0 hiện nay, việc tiếp cận các hệ thống quản lý Doanh nghiệp (ERP) là cực kỳ cần thiết, và một trong những dự án mà Trobz đang tập trung là treedoo. Dự án này được thiết kế để quản lý tất cả hoạt động của các trường học và trung tâm trên nền tảng đám mây. Chuyển đổi số hóa đang trở nên quan trọng đối với mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức giáo dục, để thúc đẩy cải tiến và giúp họ tiến gần hơn đến việc hội nhập với thế giới.

Các phần mềm quản lý giáo dục đã mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Chúng không chỉ giúp các trường học nhanh chóng kết nối với học sinh, mà còn đơn giản hóa và tăng cường quá trình giảng dạy của giáo viên. Một số tính năng quan trọng được đề cập trong việc quản lý hệ thống ở các trung tâm và trường học, bao gồm: quản lý thời khóa biểu và nhập điểm cho học sinh. Gói sản phẩm treedoo được cung cấp bởi Trobz được đánh giá cao với hai tính năng này, giúp người dùng thực hiện các tác vụ một cách chính xác, dễ dàng và nhanh chóng. Chúng hỗ trợ người dùng trong việc tạo thời khóa biểu nhanh chóng, thay đổi tiết học, thông tin người dạy, hủy tiết học, sao chép tiết học, và cả việc nhập điểm cho học sinh, tính toán tổng điểm, in sổ liên lạc để gửi cho phụ huynh.

Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một tổng hợp các cách cấu hình cũng như hình ảnh minh họa để giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống này.


I. Thời khóa biểu

    Cấu hình:

1. Cấu hình Loại tiết học (Period Type): mục đích của việc cấu hình là để phân biệt được tiết học cho cấp Tiểu học hay cấp Trung học. Vì thời gian mỗi tiết học của cấp tiểu học và trung học là khác nhau. Việc cấu hình này sẽ thuận lợi hơn cho người dùng, vì nếu như Trường học/Trung tâm phát sinh thêm các loại hình tiết học khác nhau, ta có thể dễ dàng chủ động vào cấu hình.



2. Cấu hình Tiết học (Period): Sau khi được cấu hình loại hình tiết học, chúng ta sẽ tiến hành đi tạo Tiết học cho từng cấp học. Đối với việc cấu hình tiết học, các thông tin cần chú ý bao gồm: tên tiết học, mã code (duy nhất), loại hình tiết học, buổi học, từ mấy giờ đến mấy giờ. Dưới đây là hình ảnh minh họa cho việc cấu hình tiết học của hai cấp: Tiểu học và Trung học.





3. Cấu hình Lịch làm việc (Working Schedule): Lịch làm việc là nơi để cấu hình thời gian làm việc trên một tuần. Ví dụ họa dưới đây là thời gian là việc: 40 giờ/ tuần, từ thứ hai đến thứ sáu. Đối với lịch làm việc, người dùng cần chọn tiết học ứng với buổi đó, để khi tạo Thời khóa biểu tự động, hệ thống sẽ dựa vào tiết học đã được chọn, và sắp xếp thời gian dạy phù hợp với từng Giáo viên.



4. Cấu hình lớp học (Class): Cấu hình lớp học là 1 bước rất cần thiết để hệ thống có thể tạo tự động Thời khóa biểu. Các thông tin cần cấu hình trong một lớp học bao gồm: 

    (1) Lịch học của lớp đó

    (2) Môn học

    (3) Giáo viên bộ môn

    (4) Phòng học

    (5) Số tiết học/năm

    (6) Số tiết học mong đợi trên một năm

    (7) Số tiết học trên một tuần của học kỳ 1

    (8) Số tiết học trên một tuần của học kỳ 2

    Tạo thời khóa biểu và xem:

- Ở giao diện này, ta có thể xem được tổng quan chi tiết Thời khóa biểu của lớp học bao gồm: Tên môn học, giáo viên dạy, phòng học. Đối với trường thông tin Teacher (Giáo viên), ta có thể chọn một giáo viên cụ thể, hệ thống sẽ hiển thị chi tiết các tiết học mà giáo viên sẽ dạy trong tuần.

- Ở giao diện Tuần/Tuần, hệ thống cho phép Sao chép Thời khóa biểu (Sao chép tất cả, nhiều môn cùng một lúc hoặc từng môn) từ tuần này sang tuần khác chỉ với một click chuột, rất thuận tiện và nhanh chóng kèm với dữ liệu chính xác cho người dùng.

- Ngoài tính năng Sao chép như đã đề cập ở trên, hệ thống còn có tính năng thay thế môn học, giáo viên, phòng học, tạo mới trực tiếp 1 tiết học trên Dashboard

II. Nhập điểm học sinh

    Cấu hình:

1. Thiết lập khóa học (Courses), Môn học (Subject), Các bài kiểm tra (Exam Structure)

  • Tại menu: Master Data > Class > Courses. Cần cấu hình số lượng bài kiểm tra cho từng học kỳ cụ thể. Mỗi bài kiểm tra sẽ ứng với một cột điểm trên hệ thống cho bài kiểm tra này.

  • Tại mỗi môn học (Subject) trên khóa học sẽ quy định: Exam Structures (Cấu trúc bài kiểm tra) cho các học kỳ cụ thể

Ví dụ: Môn Toán, Học Kỳ I 2023-2024, sẽ có 5 bài kiểm tra (Exam Structure)



2. Giới thiệu về quy tắc xếp loại (Ranking Rules)

Việt Nam có một chương trình giáo dục riêng biệt, với những tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm và học lực cho học sinh theo từng cấp học. Để hỗ trợ cho việc đánh giá xếp loại này, hệ thống treedoo đã tích hợp một công cụ thông minh, do Trobz phát triển, có tên là “Ranking Rules”. Công cụ này cho phép người dùng thiết lập các quy tắc xếp loại theo ý muốn, dựa trên các tiêu chí như điểm số, điểm rèn luyện, điểm trung bình, xếp loại... Công cụ này sẽ tự động tính toán và phân loại học sinh theo các quy tắc đã thiết lập, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người dùng.



Để cấu hình việc xếp loại, bạn hãy theo dõi các bước hướng dẫn sau:

[1] Điền các thông tin cần thiết: Dành cho khối mấy, thuộc chương trình nào, xếp loại gì?

[2] Quy định hạnh kiểm: Ta có công thức “Grading + Behavior = Award”

  • Học lực giỏi + Hạnh Kiểm tốt = Học sinh giỏi => Lên lớp

  • Học lực giỏi + Hạnh Kiểm khá = Học sinh giỏi => Lên lớp

  • Học lực giỏi + Hạnh Kiểm trung bình = Không đạt danh hiệu => Lên lớp

  • Học lực giỏi + Hạnh Kiểm yếu = Không đạt danh hiệu => Rèn luyện hè, sau đó mới quyết định lên lớp hay không?...

[3] Quy định các xếp loại các môn học bằng chữ: Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục…

Trobz có 3 mục để lựa chọn một cách linh hoạt:

  • Môn cụ thể (Specific Subjects): cụ thể là thể dục phải đạt mới được lên lớp

  • Tất cả các môn (All Subjects): tất cả các môn đánh giá bằng chữ phải đạt

  • Số lượng môn cần đạt (No. of Subjects): chỉ cần hai môn đạt là đủ điều kiện xếp loại rồi.

[4] Tất các các môn phải trên bao nhiêu điểm thì mới đạt loại loại xếp hạng trên:

Ví dụ: Loại gì thì tất cả các môn phải trên 6.5 (Không bị khống chế môn nào 6.4)

[5] Điểm trung bình các môn cụ thể phải từ bao nhiêu trở lên, trong đó điểm trung bình của “x” môn trong “n” môn phải từ bao nhiêu điểm trở lên.

[6] Một số trường hợp khác nếu vì một lí do nào đó bị khống chế nhưng điểm trung bình môn vẫn đạt yêu cầu thì được điều chỉnh nâng lên cấp bậc xếp hạng.

Ví dụ: Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại Giỏi nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Trung bình thì được điều chỉnh xếp loại Khá.

3. Phương thức hoạt động của Ranking Rules

Cách thức hoạt động của công cụ Ranking Rules là dựa theo quy tắc sequence. Sequence là thứ tự ưu tiên của các quy tắc xếp loại. Quy tắc có sequence nhỏ hơn sẽ được ưu tiên cao hơn. Hệ thống sẽ quét theo sequence từ trên xuống dưới để xem học sinh có thỏa mãn quy tắc nào. Nếu thỏa mãn, hệ thống sẽ gán xếp loại cho học sinh đó và không quét tiếp. Nếu không thỏa mãn, hệ thống sẽ quét quy tắc tiếp theo cho đến khi tới quy tắc cuối cùng.


Ví dụ: Người dùng thiết lập 4 quy tắc xếp loại như sau:


•  Giỏi: Sequence = 1; Điểm trung bình >= 8; 

•  Khá: Sequence = 2; Điểm trung bình >= 6.5;

•  Trung bình: Sequence = 3; Điểm trung bình >= 5; 

•  Yếu: Sequence = 4; Điểm trung bình >= 3.5; 

•  Kém: Sequence = 5; các trường hợp còn lại [?]




Khi áp dụng các quy tắc này cho học sinh, hệ thống sẽ làm như sau:

•  Nếu học sinh có điểm trung bình từ 8.0 trở lên, hệ thống sẽ gán xếp loại Giỏi cho học sinh đó và không quét các quy tắc khác.

•  Nếu học sinh không thỏa mãn quy tắc Giỏi, hệ thống sẽ quét quy tắc Khá. Nếu học sinh có điểm trung bình từ 6.5 trở lên, hệ thống sẽ gán xếp loại Khá cho học sinh đó và không quét các quy tắc bên dưới.

•  Nếu học sinh không thỏa mãn quy tắc Khá, hệ thống sẽ quét tiếp quy tắc Trung bình. Nếu học sinh có điểm trung bình từ 5 trở lên, hệ thống sẽ gán xếp loại Trung bình cho học sinh đó và không quét các quy tắc thuộc sequence cao hơn.

•  Nếu học sinh không thỏa mãn quy tắc Trung bình, hệ thống sẽ quét quy tắc Yếu. Nếu học sinh có điểm trung bình từ 3.5 đảo lên, hệ thống sẽ gán xếp loại Yếu cho học sinh đó và không quét các quy tắc khác.

•  Nếu học sinh không thỏa mãn bất kỳ quy tắc nào, hệ thống sẽ gán xếp loại Kém cho học sinh là Kém (quy tắc cuối cùng - sequence cao nhất.

Như vậy, công cụ Ranking Rules giúp người dùng có thể xếp loại học sinh theo các tiêu chí khác nhau một cách linh hoạt và chính xác.

Chú thích [?]: Khi trường dữ liệu “Is Lowest Rank” = True, có nghĩa là đây là quy tắc cuối cùng, các trường hợp còn sót lại.


       
    Các bước nhập điểm cho học sinh:

1. Cách tạo ra bảng điểm cho môn học

Như đã nói từ trước, việc nhập điểm chỉ được phép khi bảng điểm đã được tạo ra trước đó.
Bước 1Tiến hành vào menu: Assessments > Subject Score > Generator



Bước 2Cửa sổ wizard sẽ hiện lên, người dùng điền các thông tin cần thiết như: Campus, Year, Term, Classes



Bước 3: Khi đã hoàn thành > Bấm nút Confirm > Hệ thống tiến hành tạo ra bảng điểm theo môn cho các học sinh của lớp đó, ứng với số lượng cột bài kiểm tra (Exam Structure), đã được cấu hình trước đó.



Ghi chú: Người dùng cũng có thể nhập điểm trực tiếp bằng cách vào form-view của Subject Score (trường hợp nhập điểm đơn lẻ hay cập nhật điểm cho chỉ một cột điểm và một học sinh)

2. Tiến hành nhập điểm (Input Score).

Nhập điểm cho học sinh là một trong những công việc quan trọng và thường xuyên của giáo viên. Để hỗ trợ cho việc này, hệ thống treedoo cung cấp một menu để nhập điểm cho học sinh dựa theo: lớp, môn học, loại bài kiểm tra (Exam Structure)... Menu này cho phép giáo viên có thể nhập điểm cho học sinh một cách nhanh chóng và chính xác, bằng cách chọn các tiêu chí tương ứng.

Bước 1: Tiến hành vào menu: Assessments > Dashboard > Input Score



Bước 2: Cửa sổ nhập điểm hiện ra, người dùng chọn các tiêu chí sau:

  • Year : Niên khóa

  • Term: Học kỳ

  • Subject: Môn học

  • Campus: Trường

  • Class: Lớp

  • Structure: Cấu trúc bài kiểm tra



Bước 3: Hệ thống sẽ tự động load ra danh sách các cột điểm tương ứng của học sinh
Bước 4: Giáo viên tiến hành nhập điểm



Bước 5: Người dùng bắt buộc bấm nút “Mark Done”[6] - Để hoàn thành thao tác, hệ thống sẽ lưu lại và cập nhật điểm số của học sinh trên sổ liên lạc.



3. Update điểm số

Việc cập nhật điểm số sẽ được thao tác chỉ bằng một nút bấm Update > Cập nhật lại điểm số.


Lưu ý: Khi các bạn tiến hành cập nhật xong nhớ bấm nút Mark Done lần nữa nhé

4. Nhận xét học sinh

Hệ thống treedoo cũng xây dựng một tính năng vô cùng quen thuộc với giáo viên, giảng viên… bằng cách bấm vào nút Add trên cửa sổ nhập điểm




Giáo viên có thể để lại comment nhận xét về học lực, hạnh kiểm một cách nhanh chóng, rõ ràng và chính xác.

Cách kiểm tra điểm số và xếp loại của học sinh bằng menu sổ liên lạc
Giáo viên có thể kiểm tra lại điểm số của học sinh bất cứ lúc nào bằng cách vào menu sổ liên lạc.



III. Kết luận

Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu về hai tính năng chính của hệ thống treedoo, đó là Quản lý Thời khóa biểuNhập điểm cho học sinh. Đây là hai tính năng quan trọng và thiết thực, giúp cho việc quản lý và tổ chức lịch học, lịch dạy, và đánh giá kết quả học tập của học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hệ thống treedoo cung cấp các công cụ và menu trực quan và linh hoạt, cho phép người dùng có thể thiết lập, chỉnh sửa, nhập liệu, kiểm tra, xuất báo cáo... một cách nhanh chóng và chính xác. 


Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu và sử dụng hệ thống treedoo. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về hệ thống này, bạn có thể truy cập vào trobz.com hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: (028) 62737605. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.