Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp mua vật tư, hàng hoá về theo một đơn vị tính nhưng khi bán hàng dùng một đơn vị tính khác.
Ví dụ, ở các siêu thị tiện lợi, nước ngọt thường được nhập về theo két và khi bán ra cho khách sẽ tính theo đơn vị chai (1 két có 24 chai).
Nhu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải dễ dàng theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho theo từng đơn vị tính.
Vậy làm sao để chúng ta giải quyết được bài toán này trong Odoo? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Cấu hình
Bước 1: Bật tính năng cho phép quản lý nhiều đơn vị tính trong Thiết lập của phân hệ Bán hàng (Sales) hoặc Quản lý kho (Inventory)
- Xem tất cả các đơn vị tính đang có trong hệ thống
Các bạn có thể tìm thấy menu “Đơn vị tính", nơi lưu tất cả các đơn vị tính ở phân hệ Bán hàng hoặc Kho.
Odoo đã có sẵn một số đơn vị tính. Bạn có thể tạo thêm các đơn vị tính khác nếu đơn vị bạn muốn dùng vẫn chưa có trong hệ thống.
- Nhóm các đơn vị tính
Để quy đổi được từ đơn vị này sang các đơn vị khác thì các đơn vị đó phải cùng thuộc một nhóm danh mục.
Các bạn có thể tìm thấy menu “Nhóm đơn vị tính" ở phân hệ Bán hàng hoặc Kho.
Cấu hình cho các đơn vị tính trong cùng một nhóm danh mục
Mỗi nhóm đơn vị sẽ có phải có một đơn vị được cấu hình là đơn vị gốc. Các đơn vị khác trong nhóm sẽ dựa vào đơn vị gốc này để quy đổi ra giá trị phù hợp. Ví dụ như nhóm đơn vị dưới đây: Chiều dài / Khoảng cách
- Cấu hình Đơn vị gốc: (m)
Để cấu hình đơn vị gốc của một nhóm đơn vị, các bạn hãy chọn “Loại" cho đơn vị gốc là “Đơn vị gốc của nhóm này". Mỗi nhóm đơn vị chỉ được có duy nhất một đơn vị gốc.
- Cấu hình đơn vị nhỏ hơn đơn vị gốc
Để cấu hình đơn vị nhỏ hơn đơn vị gốc, các bạn hãy chọn “Loại” cho đơn vị này là “Nhỏ hơn đơn vị gốc của nhóm này". Sau đó điền tỷ lệ quy đổi để hệ thống biết được một (m) sẽ bằng bao nhiêu (cm).
- Cấu hình đơn vị lớn hơn đơn vị gốc
Để cấu hình đơn vị lớn hơn đơn vị gốc, các bạn hãy chọn “Loại” cho đơn vị này là “Lớn hơn đơn vị đo lường gốc". Sau đó điền tỷ lệ quy đổi để hệ thống biết được một (km) sẽ bằng bao nhiêu (m).
Bây giờ chúng ta sẽ đi tạo hai đơn vị mới là (Chai) và (Két) để giải quyết bài toán ở đầu bài. Chúng ta sẽ có:
Đơn vị gốc: (chai)
Đơn vị lớn hơn đơn vị gốc: (két)
Tỷ lệ (Ratio) = 24
Bước 3: Đặt đơn vị tính dùng cho quy trình mua hàng và bán hàng trong biểu mẫu sản phẩm
Truy cập vào biểu mẫu sản phẩm, tìm trường “Đơn vị tính" và chọn đơn vị “Chai". Còn trường “Đơn vị tính mua hàng” là “Két"
- Đơn vị tính: Là đơn vị mặc định của sản phẩm trong quy trình bán hàng và kho
- Đơn vị tính mua hàng: Là đơn vị mặc định của sản phẩm trong quy trình mua hàng
Chạy thử quy trình
- Mua hàng
Tạo và xác nhận đơn mua hàng gồm 5 két nước ngọt Sprite với giá 160,000 VND/két. Chúng ta thấy rằng hệ thống sẽ tự động gợi ý mua hàng với đơn vị là két.
- Nhận hàng
Từ đơn mua hàng đó, hãy bấm vào nút “Nhận sản phẩm". Ở bước nhận sản phẩm vào kho, hệ thống sẽ tự động quy đổi số lượng từ 5 (Két) sang 120 (Chai).
Unit of Measure: vấn đề mua hàng và bán hàng không cùng một đơn vị tính