Landed Cost trong Odoo

Áp dụng Landed Cost để phân bổ chi phí mua hàng

Trang Phạm

Landed cost là gì?

Landed cost là tập hợp các chi phí liên quan trực tiếp tới quá trình thu mua hàng hóa (không bao gồm trị giá ban đầu của sản phẩm). Tùy theo từng doanh nghiệp, những chi phí này có thể bao gồm lệ phí hải quan, bảo hiểm, chi phí vận chuyển, kho bãi..v.v.

Theo nguyên tắc giá gốc của kế toán, tất cả các chi phí liên quan trực tiếp tới việc mua hàng hóa, sản phẩm cần được tập hợp lại và phân bổ vào giá nhập kho của sản phẩm. Theo cách hiểu đơn giản, giá nhập kho của sản phẩm được xác định theo công thức sau:

Giá nhập = Trị giá ban đầu của sản phẩm + Các chi phí phát sinh khác để đưa sản phẩm tới tay người mua                   

Hay nói cách khác:                           

Giá nhập = Trị giá ban đầu của sản phẩm + Landed cost


Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tính landed cost trên hệ thống Odoo:

Cách thực hiện trên Odoo

Kích hoạt tính năng

Để bắt đầu sử dụng tính năng này, trước hết, người dùng cần kích hoạt tại menu Inventory > Configuration > Settings, tick chọn checkbox Landed Costs. Sau đó, nhấn Save để lưu lại các thay đổi. 



Cấu hình trên danh mục sản phẩm (Product category)

Hệ thống chỉ cho phép người dùng phân bổ chi phí Landed cost cho những sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm có cấu hình như sau:

  • Phương pháp tính giá xuất kho (Costing Method) là nhập trước xuất trước (FIFO).

  • Phương pháp định giá hàng tồn kho (Inventory valuation) là tự động (Automated) (Tương ứng với phương pháp Kê Khai thường xuyên theo hệ thống kế toán Việt Nam).


Ghi nhận chi phí cần phân bổ

Mỗi khoản chi phí phát sinh liên quan tới việc mua hàng được coi như một sản phẩm (dạng dịch vụ) trên Odoo. Do đó, khi phát sinh một chi phí mới, người dùng cần tạo Landed Cost Types tương ứng với sản phẩm này tại:

  • Landed Cost Types ngay dưới checkbox Landed Costs, hoặc

  • Cấu hình tại menu Inventory > Configuration > Products > Landed Cost Types

Trong đó: 

  1. Tên sản phẩm tương ứng với landed cost 

  2. Danh mục sản phẩm

  3. Phương pháp phân bổ

  4. Số tiền cần phân bổ

  5. Tài khoản hạch toán (Nếu bỏ trống thì tự động lấy Expenses account trên Product Category)

Lựa chọn tiêu thức phân bổ

Hiện tại, Odoo hỗ trợ năm phương pháp phân bổ như sau: 

  • Phân bổ đều cho từng dòng sản phẩm trên phiếu (Equal) 

  • Phân bổ theo tỷ lệ về số lượng sản phẩm (By quantity) 

  • Phân bổ theo tỷ lệ về giá vốn hiện tại (By current cost) 

  • Phân bổ theo tỷ lệ về khối lượng (By weight)

  • Phân bổ theo tỷ lệ về thể tích sản phẩm (By volume)

Phân bổ các chi phí phát sinh vào sản phẩm

Khi đã xác định được chi phí cần phân bổ và đối tượng để phân bổ (Phiếu nhập kho), người dùng cần tạo phiếu Landed cost để ghi nhận và phân bổ chúng. Hệ thống sẽ tự động sinh các bút toán phân bổ sau khi xác nhận phiếu. Lúc này, giá trị kho của sản phẩm (Inventory valuation) cũng thay đổi theo. Chi tiết như sau:


Tạo phiếu phân bổ

Người dùng tạo phiếu phân bổ mới tại menu Inventory > Operations > Landed Costs với những thông tin tương tự dưới đây:


 Trong đó:

  1. Ngày tạo phiếu

  2. Lựa chọn phiếu kho để phân bổ chi phí mua cho lần nhập kho tương ứng

  3. Loại sổ nhật ký

  4. Số hiệu bút toán khi sinh hạch toán

  5. Lựa chọn các chi phí cần phân bổ

  6. Nhấn “Compute” để hệ thống thực hiện phân bổ các chi phí ở [5] cho từng sản phẩm đã mua

  7. Chi tiết phân bổ

Xác nhận phiếu và sinh hạch toán

Sau khi hoàn thành các thao tác trên, người dùng xác nhận phiếu bằng cách nhấn “Validate”. Hệ thống tự động sinh và post bút toán phân bổ:


Theo dõi giá trị kho của sản phẩm sau khi phân bổ

Để kiểm tra chi phí này đã thực sự được ghi nhận vào giá mua sản phẩm hay chưa, người dùng vào Inventory > Reporting > Inventory Valuation, chọn Current Inventory và nhấn Retrieve the inventory valuation để hệ thống cập nhật giá trị kho tới thời điểm hiện tại. Người dùng cũng có thể kiểm tra chi tiết lịch sử giá từng lần nhập/ xuất kho bằng cách nhấn vào biểu tượng như hình bên dưới.


Hệ thống hiển thị lịch sử giá của sản phẩm [Log0001] Bàn phím Logitech (L) theo từng lần nhập/ xuất như sau:



Kết luận

Việc mua hàng tại doanh nghiệp thường xuyên phát sinh thêm các chi phí nằm ngoài trị giá ban đầu của sản phẩm. Do đó, để tránh sai lệch trong việc tính toán giá vốn, người dùng cần lựa chọn phương pháp phân bổ phù hợp với doanh nghiệp mình, dựa trên đặc thù đặc thù và đơn vị đo lường của sản phẩm.

Bài viết này chỉ mang đến những hiểu biết tổng quát nhất về Landed cost, dựa trên Odoo bản 12. Để tìm hiểu sâu hơn về Landed cost, cũng như những thay đổi so với các phiên bản trước của Odoo, mời bạn tìm đọc các bài viết liên quan TẠI ĐÂY hoặc tại các bài Blog sau của Trobz.